top of page

In lưới là gì? Quy trình và ứng dụng của kỹ thuật in lưới

Đã cập nhật: 11 thg 12, 2023

In lưới được xem là một trong những kỹ thuật in ấn được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về kỹ thuật in lưới là gì? Kỹ thuật này có ưu, nhược điểm gì? Ứng dụng như thế nào trong đời sống? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết mà In Nhanh Nhanh chia sẻ dưới đây.

Kỹ thuật in lưới được sử dụng phổ biến
Kỹ thuật in lưới được sử dụng phổ biến

In lưới là gì?

In lưới hay còn gọi là in lụa, đây là dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu do trước đó một số mắt lưới đã được bịt kín bằng hóa chất.

Trong quá trình thực hiện in lưới người ta sẽ sử dụng một khung gỗ rồi căng một tấm lụa mỏng như khung thêu nên trước đây thường gọi là in lụa. Tuy nhiên sau này có thêm nhiều loại vật liệu thay thế khác như: giấy, vải bông, vải sợi, lưới kim loại, thủy tinh gốm sứ nên cách gọi chung là kỹ thuật in lưới.

Thực hiện kỹ thuật in lưới người ta sử dụng một khung gỗ rồi căng một tấm lụa mỏng như khung thêu
Thực hiện kỹ thuật in lưới người ta sử dụng một khung gỗ rồi căng một tấm lụa mỏng như khung thêu

Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lưới hiện nay

Kỹ thuật in lưới là một phương pháp in ấn truyền thống được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Với kỹ thuật này, khuôn in dành cho lưới in được thao tác trên máy tính rồi in trên giấy decal hoặc dưới dạng film âm hay dương bản tùy theo nhu cầu sử dụng.

Bên cạnh khung lưới, một dụng cụ đóng vai trò quan trọng khi thực hiện công nghệ in lụa đó là một tấm vật liệu không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao”. Dao gạt này được sử dụng để đẩy, phết mực màu để mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in.

Dưới đây là một số thao tác in và cách phân loại kỹ thuật in mà bạn có thể tham khảo.

Thao tác in lưới

  • Cho giấy in nằm buôn dưới bản sau đó đặt bản đặt lên trên cùng chiều với bản in thật.

  • Tùy vào chất liệu cần in mà sẽ điều chỉnh lượng mực sao cho phù hợp rồi dùng dao kéo nháp thử cho đều tay.

  • Thực hiện tiếp cho đến khi có bản in như mong muốn.

  • Phơi bản in cho khô trên giá phơi.

Thực hiện thao tác in lụa
Thực hiện thao tác in lụa

Phân loại kỹ thuật in lụa

  • In lụa trên bàn in thủ công: Đây là thủ thuật thực hiện thủ công 100% từ phần gạt mực lên khuôn in cho đến phần sấy khô. Với kỹ thuật in này sẽ chủ yếu áp dụng cho những đơn hàng lẻ, số lượng in ít.

  • In lụa trên bàn in có tự động hóa một số thao tác: Kỹ thuật này sẽ thực hiện theo cách thủ công, tuy nhiên có thêm một số thao tác từ máy móc hiện đại để tăng cường hiệu suất làm việc, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và nhân công.

  • In lụa trên máy in tự động hóa toàn bộ: Kỹ thuật này sử dụng hoàn toàn máy móc, thiết bị hiện đại để in ấn. Mọi công đoạn từ căn chỉnh, gạt mực cho đến sấy khô đều do máy thực hiện 100%. Với kỹ thuật in lụa tự động sẽ cho ra năng suất in nhanh, sản phẩm chất lượng và đáp ứng với những đơn hàng số lượng lớn.

Những ưu, nhược điểm của kỹ thuật in lưới

Dựa vào những ưu, nhược điểm của lưới in lụa dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn thích hợp cho công việc của mình.

Ưu điểm

Mặc dù là phương pháp in lâu đời nhất trong các phương pháp in hiện nay nhưng nó vẫn được áp dụng phổ biến trên thị trường bởi mang lại những ưu điểm nổi bật sau đây.

Giá thành rẻ nhất: So với các phương pháp in khác thì in lụa có giá thành rẻ nhất.

Độ phân giải cao: Kỹ thuật này cho phép in với độ phân giải cao, giúp tái tạo được các chi tiết nhỏ và hình ảnh sắc nét. Ngoài ra, chất liệu in có độ bóng cao, đẹp mắt.

Khả năng in trên nhiều chất liệu: Có thể in trên nhiều chất liệu như: giấy, vải, nhựa, kim loại, gỗ, thủy tinh và các vật liệu composite.

Màu sắc phong phú: Cho phép sử dụng một loạt các loại mực in và màu sắc, từ mực in thông thường cho đến mực in chống nước hay mực in phản quang. Điều này cho phép tạo ra sản phẩm in đa sắc và sáng bóng, bền màu theo thời gian.

Độ bền cao: Tạo ra các sản phẩm có độ bền cao, kháng nước, kháng trầy xước và kháng mài mòn. Kỹ thuật này cung cấp một lớp mực in dày và mạnh mẽ, giúp sản phẩm có thể chịu được sự mài mòn hàng ngày.

Ứng dụng đa dạng: Có thể được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từ in trên bề mặt phẳng như giấy và bao bì đến in trên bề mặt cong như áo thun và sản phẩm trang trí.

Tính linh hoạt và đa chức năng: Có thể được sử dụng để in với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, từ in một màu đơn giản cho đến in đa màu phức tạp. Ngoài ra, kỹ thuật này còn cho phép in trên các vật liệu không phẳng và có bề mặt không đều.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì kỹ thuật in này vẫn còn một số hạn chế như:

  • Kỹ thuật in này không in được các hình ảnh có độ chuyển màu gradient vì số lượng màu còn hạn chế.

  • Tốc độ in khá chậm, mất nhiều thời gian.

Ứng dụng của công nghệ in lưới trong cuộc sống

Công nghệ in lưới có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày và xuất hiện ở mọi ngành nghề. Dưới đây là một số ví dụ về các lĩnh vực ứng dụng.

  • Áp dụng in trên nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau như: bút, áo phông, túi giấy, hoa văn trên vải, mạch điện tử, in decal lưới,...

Áo thun được in lụa
Áo thun được in lụa
Các sản phẩm từ kỹ thuật in lụa
Các sản phẩm từ kỹ thuật in lụa
  • Máy in lưới là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như: thẻ cào, phủ UV cục bộ,…

Mẫu in tem nhãn
Mẫu in tem nhãn
Mẫu in mực phủ nhũ
Mẫu in mực phủ nhũ
Mẫu in túi nilon từ công nghệ in lụa
Mẫu in túi nilon từ công nghệ in lụa
  • Áp dụng trong in thiệp cưới cho chất lượng rõ nét và ít phai màu.

Mẫu thiệp đám cưới từ công nghệ in lụa
Mẫu thiệp đám cưới từ công nghệ in lụa
Mẫu thiệp đám cưới được sử dụng phổ biến từ kỹ thuật in lưới
Mẫu thiệp đám cưới được sử dụng phổ biến từ kỹ thuật in lưới
  • Kỹ thuật in lưới được sử dụng rộng rãi trong in ấn quảng cáo như: bảng hiệu, biển quảng cáo, banner, poster và ấn phẩm quảng cáo khác. Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép tái tạo chính xác các hình ảnh, logo và thông điệp quảng cáo trên các bề mặt khác nhau.

Mẫu túi giấy từ in lưới
Mẫu túi giấy từ in lưới
Mẫu lịch chúc mừng năm mới từ kỹ thuật in lưới
Mẫu lịch chúc mừng năm mới từ kỹ thuật in lưới

Quy trình in lưới

Quy trình thực hiện in lụa sẽ bao gồm các bước sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị bản in

Bản in có thể được bằng chất liệu gỗ hoặc nhôm đã đóng lưới, rửa và phơi khô cùng phim sử dụng để chụp bản, keo chụp bản và bột bắt sáng.

Bước 2: Chụp bản

Chuyển hình ảnh cần in lên khung in, sau đó pha keo trộn lẫn cùng một ít bột bắt sáng sau đó phủ một lớp mỏng lên lưới in và sấy khô. Tiếp theo, dán tấm phim lên khung lưới và đặt lên bàn chụp có đèn sáng mạnh. Sau đó, xịt nhẹ qua vòi nước và sấy khô bản để bắt đầu in bản.

Bước 3: Pha mực in

Mực in lưới thủ công được pha hoàn toàn bằng tay vì hiện nay chưa có máy pha mực. Vì vậy, cần lựa chọn chất liệu pha phù hợp với vật liệu được in.

Bước 4: Canh tay kê và in thử lên sản phẩm để định vị khung in

Sau khi đã có bản in và mực, lúc này sẽ tiến hành căn tay kê để định vị khung in và in thử lên sản phẩm. Sau khi in xong, đánh giá chất liệu bản in thử lên sản phẩm nếu đạt các tiêu chí cần thiết thì lúc này mới tiến hành in hàng loạt.

Bước 5: Tẩy bản

Sau khi in xong sẽ tiến hành tẩy rửa bản in sạch sẽ để chuẩn bị cho những lần in sau.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về kỹ thuật in lưới mà bạn có thể tham khảo, hy vọng sẽ là kiến thức hữu ích cho nhu cầu in ấn của bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu in ứng đừng quên liên hệ với In Nhanh Nhanh để có thể trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 61 Võ Thành Trang, P. 11, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Email: lienhe.innhanh@gmail.com

Điện thoại:

  • 091 138 4166 (Ms. Vân) - 091 596 8758 (Ms. Trinh .

  • 094 996 3523 (Ms. Xoa) - 091 263 3649 (Ms. Loan).

  • 0914 640 959 (Ms. Chinh), 0918 702 749 (Ms. Ni).

205 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page