top of page

Những loại giấy in sticker được nhiều doanh nghiệp tin dùng

Cấu tạo của Sticker cụ thể ra sao? Các loại giấy in Sticker phổ biến trên thị trường. Những công nghệ in Sticker thịnh hành hiện nay?

Trong thực tế, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh các sticker được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Dù được ứng dụng phổ biến là thế, tuy nhiên không phải người dùng nào cũng biết rõ về các loại giấy in sticker thịnh hành hiện nay. Chính vì vậy, ngay sau đây In Nhanh Nhanh sẽ giúp bạn đọc giải đáp về phân loại giấy in sticker và trả lời câu hỏi giấy in sticker bán ở đâu!

1. Tổng quan về Sticker

Sticker chính là một loại nhãn dán được in hình trên nhựa, giấy hoặc bất cứ vật liệu nào khác có chất dính ở mặt sau. Do đó, sticker cho phép người dùng dán cố định chúng trên nhiều dạng bề mặt, sản phẩm, đồ vật khác nhau, điển hình như tủ lạnh, xe hơi, xe máy, bàn, ghế, trên khuôn mặt của con người,...

Sticker được ứng dụng rất phổ biến trong thực tiễn (Ảnh: Internet)
Sticker được ứng dụng rất phổ biến trong thực tiễn (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, trước khi đưa vào sử dụng, người ta sẽ cắt rời sticker ra thành từng miếng theo hình thù của chúng. Trong thực tế, hình dạng của sticker rất đa dạng, có đầy đủ hình tròn, vuông, hình chữ nhật, hình sáng tạo,... Cấu tạo của sticker bao gồm 4 lớp như sau:

  • Lớp mặt của sticker: Là lớp trên cùng của sticker, thông thường thì lớp mặt này sẽ làm từ chất liệu PVC, chất vô cơ (như tấm kim loại hoặc cao lanh hoặc tấm) hoặc giấy.

  • Lớp acrylic của sticker: Lớp acrylic này nằm ngay bên dưới lớp mặt có tác dụng giúp người dùng dễ dàng bóc sticker ra để dán.

  • Lớp ngăn cách của sticker: Chất liệu phổ biến làm nên lớp này là silicon hoặc PE-silicon. Nhà sản xuất sẽ phủ lớp ngăn cách này bên dưới lớp acrylic nhằm mục đích ngăn lớp keo và lớp đế (làm bằng giấy) không bị dính chặt vào nhau và dễ dàng bóc ra.

  • Lớp đế làm từ giấy của sticker: Lớp đế này có thể làm từ giấy Glassine hoặc giấy Kraft. Tác dụng chính của lớp này bảo vệ lớp keo khi sticker chưa được sử dụng. Khi nào người dùng cần sử dụng sticker sẽ bóc lớp đế này ra và dán sticker lên các bề mặt mong muốn.

Ứng dụng trong thực tiễn của sticker rất linh hoạt. Đó là:

  • Dùng sticker làm tem nhãn: Có thể sử dụng sticker làm logo, tem nhãn dán trên hộp đựng mỹ phẩm, chai, lọ, cốc trà sữa, hộp bánh,... Nhiều người còn in thêm thông tin liên hệ, tên doanh nghiệp để gây ấn tượng với người tiêu dùng và tạo điều kiện cho họ dễ dàng liên lạc khi có nhu cầu mua hàng tiếp.

  • Dùng sticker để trang trí: Màu sắc, hình dáng của sticker rất đa dạng, do đó bên cạnh tác dụng là tem nhãn thì sticker cũng được dùng để trang trí, tăng độ sinh động cho các đồ vật như laptop, xe máy, sổ tay, cửa tủ lạnh,...

Ứng dụng trong thực tiễn của sticker rất linh hoạt (Ảnh: Internet)
Ứng dụng trong thực tiễn của sticker rất linh hoạt (Ảnh: Internet)

2. Các loại giấy in Sticker phổ biến trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy in sticker a4, điển hình là:

2.1. Giấy AL thường

Mẫu giấy in sticker đầu tiên mà In Nhanh Nhanh muốn đề cập đến bạn là giấy AL thường, hay còn gọi là Fascoat Plus hoặc giấy không tráng phủ. Đặc trưng của giấy in sticker a4 này là bề mặt trơn nhẵn, có màu trắng cơ bản, hơi nhám và có độ bóng nhẹ. Người ta thường áp dụng giấy AL thường với mục Wax, Wax/Resin nhằm cho ra sticker với chất lượng bản in rõ nét, đẹp mặt và độ bám tốt.

Giấy AL thường (Ảnh: Internet)
Giấy AL thường (Ảnh: Internet)

2.2. Giấy AL bóng

Giấy AL bóng cũng là một trong những loại giấy in sticker được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn. Loại giấy này còn có tên gọi khác là giấy tráng phủ hoặc High Gloss Paper. Đặc tính của giấy AL bóng được thể hiện ở bề mặt trơn bóng, trắng, nhờ vậy khi in cho ra chất lượng bản in sticker sắc nét, màu sắc tươi sáng, nổi bật. Chính vì thế mà giá thành của giấy AL bóng cao hơn so với giấy AL thường.

Giấy AL bóng (Ảnh: Internet)
Giấy AL bóng (Ảnh: Internet)

2.3. Giấy Vellum

Cái tên tiếp theo được nhắc đến trong danh sách các loại giấy in sticker phổ biến này là giấy Vellum, hay còn gọi là Vellum Elite. Loại giấy này có đặc điểm là có màu trắng mờ và bề mặt hơi nhám. Người ta thường sử dụng giấy Vellum để in sticker áp dụng trong lĩnh vực vận tải, may mặc, nhà sách,...

Giấy Vellum (Ảnh: Internet)
Giấy Vellum (Ảnh: Internet)

2.4. Giấy bán cảm nhiệt

Giấy bán cảm nhiệt còn được gọi bằng tên gọi khác là Premium Transtherm. Đặc điểm của loại giấy này là bề mặt nhẵn và màu trắng hơi mờ. Thường thì người ta hay sử dụng giấy bán cảm nhiệt để in ấn sticker dùng cho những sản phẩm cần trưng bày ngoài trời hoặc cần lưu trữ trong thời gian dài.

Giấy bán cảm nhiệt (Ảnh: Internet)
Giấy bán cảm nhiệt (Ảnh: Internet)

2.5. Giấy cảm nhiệt

Giấy cảm nhiệt có tên gọi khác là Multitherm Plus, loại giấy in sticker này có bề mặt nhẵn, màu trắng hơi mờ và chuyển sang màu sẫm mỗi khi có nhiệt tác động. Tương tự như giấy bán cảm nhiệt, giấy cảm nhiệt thường sử dụng để in ấn sticker dùng cho sản phẩm cần lưu trữ trong thời gian dài hoặc trưng bày trong điều kiện khắc nghiệt (chẳng hạn như ngoài trời mưa nắng).

Giấy cảm nhiệt (Ảnh: Internet)
Giấy cảm nhiệt (Ảnh: Internet)

3. Tìm hiểu thêm một vài công nghệ in Sticker

Hiện nay có một số công nghệ in sticker được sử dụng rộng rãi là công nghệ in kỹ thuật số và công nghệ in Offset & Flexo.

3.1. Công nghệ in kỹ thuật số

Ưu điểm của công nghệ in kỹ thuật số là sự nhanh chóng, tiện lợi. Cụ thể, người dùng chỉ cần tải file thiết kế sticker lên máy tính, tiếp đó kết nối giữa máy tính và máy in rồi thực hiện các câu lệnh để in sticker lấy ngay. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng công nghệ này chỉ cho phép in từ vài trăm đến dưới 5000 sticker một lần. Thành phẩm sticker cho ra là hình ảnh, chữ viết rõ nét, màu sắc tươi tắn, bắt mắt.

Công nghệ in kỹ thuật số (Ảnh: Internet)
Công nghệ in kỹ thuật số (Ảnh: Internet)

3.2. Công nghệ in Offset và Flexo

Công nghệ in Offset và Flexo sở hữu ưu điểm là tốc độ in nhanh và chi phí in rẻ. Thế nhưng để áp dụng công nghệ này, người dùng cần thực hiện in với số lượng lớn, từ 1000 hoặc 5000 sticker trở lên. Mặc dù độ sắc nét của sticker in bằng 2 công nghệ này không được sắc nét như khi in bằng công nghệ kỹ thuật số nhưng độ đồng đều lại khá cao.

Công nghệ in Offset và Flexo in được sticker số lượng lớn (Ảnh: Internet)
Công nghệ in Offset và Flexo in được sticker số lượng lớn (Ảnh: Internet)

Trong nội dung bài viết phía trên, In Nhanh Nhanh đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan tới khái niệm, phân loại giấy in sticker. Đồng thời tìm hiểu thêm một số công nghệ in sticker thịnh hành. Chúng tôi hy vọng rằng lượng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc khi ứng dụng vào thực tiễn. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị in ấn uy tín, hãy liên hệ ngay với In Nhanh Nhanh - Đơn vị chuyên nghiệp cung cấp đa dạng dịch vụ in ấn, từ danh thiếp, tờ rơi, thiệp mời, cho đến hộp giấy theo yêu cầu, menu, bao thư,... Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, kết hợp với ứng dụng công nghệ in ấn tiên tiến, hiện đại, In Nhanh Nhanh cam kết cho ra đời các ấn phẩm với độ sắc nét cao, đạt tiêu chí thẩm mỹ chung và tính ứng dụng linh hoạt. Không những vậy, In Nhanh Nhanh còn thường xuyên nhận in ấn số lượng lớn theo yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo về chất lượng. Giá thành mà chúng tôi áp dụng cho các dịch vụ cũng rất hợp lý, phải chăng và cạnh tranh so với mặt bằng chung. Chính vì thế, suốt những năm qua, In Nhanh Nhanh luôn được đông đảo quý khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ. Có thể kể đến một số khách hàng, đối tác nổi bật của In Nhanh Nhanh như DKRA, Citygym, Elsa,...

7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page